Kháng sinh (antibiotic)

Phân nhóm dựa trên hiệu lực kháng sinh

Nhóm kháng sinh diệt khuẩn:


  • Beta lactam

  • Aminosid

  • Quinolon

  • Polipeptid

  • Sulfamid + Diaminopyrimidin

Nhóm kháng sinh kìm khuẩn:


  • Macrolid

  • Lincosamid

  • Tetracyclin

  • Phenicol

  • Sulfamid

  • Diaminopyrimidin

Cơ chế tác dụng của kháng sinh

Đích tác dụng của kháng sinh


1. Kháng sinh tác dụng lên vách vi khuẩn:


  • Beta lactam: gắn với Transpeptidase ngăn cản sự kết nối các phân tử peptidoglycan → vi khuẩn không tổng hợp được vách nên bị tiêu diệt.

  • Vancomycin: Ức chế sinh tổng hợp vỏ tế bào vi khuẩn ở giai đoạn sớm hơn so với Beta lactam, ngoài ra còn tác động đến tính thấm màng tế bào và quá trình tổng hợp ADN

2. Kháng sinh tác dụng lên màng bào tương:


  • Kháng sinh nhóm Polypeptid (Polymyxin, Colistin) gắn kết trên các chất hóa học riêng biệt làm xáo trộn chức năng thẩm thẩu khiến các chất trong bào tương như Mg2+, K+, Ca2+ thoát ra ngoài.

3. Kháng sinh tác dụng lên quá trình tổng hợp Protein


  • Nhóm Aminosid: gắn vào tiểu phần 30S của Riboxom vi khuẩn → vi khuẩn đọc sai mã mARN - gián đoạn quá trình tổng hợp protein.

  • Nhóm Tetracyclin: gắn vào tiểu phần 30S của Riboxom vi khuẩn → ngăn cản tARN chuyển acid amin vào chuỗi polipeptid.

  • Nhóm Macrolid và Lincosamid: gắn vào tiểu phần 50S của Riboxom vi khuẩn → ngăn cản sự chuyển vị của tARN → cản trở tạo chuỗi đa peptid.

  • Nhóm Cloramphenicol: gắn vào tiểu phần 50S của Riboxom vi khuẩn → ngăn cản mARN gắn vào Riboxom. Ức chế men transferase → acid amin được mã hóa không gắn vào chuỗi polipeptid.

4. Kháng sinh tác dụng lên tổng hợp acid nucleic


  • Nhóm Quinolon: ức chế ADN gyrase (enzym duỗi chuỗi xoắn ADN để tổng hợp ARN) → ngăn cản tổng hợp ADN vi khuẩn.

  • Rifampicin: gắn vào tiểu đơn vị beta của ARN-polimerase → làm sai lệch thông tin của enzym này → ức chế sự tổng hợp ARN mới.

  • Sulfamid: ức chế tranh chấp với PABA (P - Aminobenzoic Acid một tiền chất để tổng hợp acid folic). Ức chế Dihydrofolat synthetase (enzym tham gia tổng hợp acid folic).

  • Trimethoprim: ức chế enzym Dihydrofolat reductase của vi khuẩn.

Nguyên tắc sử dụng kháng sinh

  • Chỉ sử dụng kháng sinh khi có bằng chứng nhiễm khuẩn.

  • Chọn đúng loại kháng sinh.

  • Nắm rõ thông tin người bệnh: người già, trẻ em, phụ nữ có thai, bệnh gan thận,...

  • Đúng liều - đúng cách.

  • Đủ thời gian.

  • Chỉ phối hợp kháng sinh khi cần thiết.

  • Dùng kháng sinh dự phòng hợp lý.

Phối hợp kháng sinh:

Mục đích:


  • Mở rộng phổ kháng khuẩn.

  • Tăng cường hiệu lực diệt vi khuẩn.

  • Hạn chế chủng vi khuẩn đề kháng.

Nguyên tắc phối hợp kháng sinh


  • Chỉ phối hợp kháng sinh trong cùng nhóm: [Kìm khuẩn + Kìm khuẩn] hoặc [Diệt khuẩn + Diệt khuẩn]

  • Phối hợp kháng sinh có cơ chế tác dụng khác nhau.