VNPThis - ưu&nhược

Xu hướng tất yếu:


Nếu như trước đây, bệnh viện muốn triển khai số hoá toàn bộ thông tin dữ liệu, đầu tiên phải thuê người viết phần mềm quản lý, mua máy chủ về lắp đặt tại bệnh viện, tự triển khai mạng LAN tới các khoa phòng, trong qua trình sử dụng cần sửa chữa, khắc phục sự cố, nâng cấp máy chủ,...và chắc phải nuôi thêm một anh IT để làm những công việc này, đôi khi công việc của các anh ý chỉ là đến cơ quan pha ấm trà bồm, ngả lưng ra ghế nhả làn khói thăng long huyền diệu, tay vuốt vuốt picachu trên phôn khôn.

Vào một ngày đẹp trời, VNPT đến thỏ thẻ: "Tất cả những thứ đó các anh cứ để em lo, các anh chỉ cần nhập liệu thôi". Rồi họ trao vào tay chúng ta phần mềm VNPThis, toàn bộ những thứ như phần mềm, máy chủ, đường truyền, nhân lực phía VNPT chịu trách nhiệm cung ứng, việc của chúng ta là học cách sử dụng phần mềm, triển khai thực tế và trả tiền thuê bao hàng tháng cho VNPT.

Mô hình trên gọi là điện toán đám mây, toàn bộ dữ liệu sẽ được lưu vào một một nơi nào đó (máy chủ) trên internet. Chúng ta có thể truy cập vào nó ở bất kỳ đâu, miễn là có ID và Password. Việc này sẽ giảm được chi phí và nguần lực cho các công ty nói chung và bệnh viện nói riêng . Đây là những ưu điểm hàng đầu của mô hình điện toán đám mây, và là xu hướng tất yếu ở hiện tại cũng như tương lai. vnpthis

Nhược điểm:


Chúng ta sử dụng facebook miễn phí, và rất nhiều dịch vụ miễn phí của google như google search, gmail, youtube,.. Vậy chúng ta đã bao giờ tự hỏi, những công ty này kiếm tiền bằng cách nào?

Tiền của google, facebook đến từ chính thông tin của người dùng. Toàn bộ những thông tin cơ bản của chúng ta lúc lập tài khoản facebook hay google như năm sinh, giới tính, sở thích, địa điểm, nơi làm việc, thói quen lướt web, thích ăn gì, quan điểm chính trị ra sao... sẽ được họ lưu lại, chúng ta sử dụng các dịch vụ này càng nhiều thì họ sẽ lập được hồ sơ của chúng ta ngày càng hoàn thiện, qua đó sẽ tối ưu hoá được quảng cáo hướng đối tượng. Vậy thông tin của chúng ta chính là thứ chúng ta đã bán đi để được sử dụng những dịch vụ này miễn phí, nói cách khác chúng ta chính là sản phẩm của facebook, google.

> Vậy khi dùng dịch vụ của VNPT thì dữ liệu của người bệnh chứa ở đâu, nó đối diện với nguy cơ gì?:

Đương nhiên dữ liệu của người bệnh như: họ tên, số chứng minh nhân dân, tuổi, giới, bệnh gì, tiên lượng nặng nhẹ, năng lực kinh tế,...sẽ được lưu trữ trên máy chủ của VNPT. Vậy máy chủ của VNPT có an toàn không? ----> có trời mới biết được.

Cứ cho rằng VNPT cam kết sẽ không sử dụng kho dữ liệu này và bảo vệ nó thì nó vẫn trở nên hết sức mong manh trước các hacker. Khi nhiều bệnh viện cùng sử dụng VNPThis thì cơ sở dữ liệu của người bệnh ngày càng đồ sộ và nó trở nên rất có giá trị, biết đâu một ngày nào đó dữ liệu của người bệnh sẽ được rao bán trên mạng hoặc có thể bị mã hoá đòi tiền chuộc.

Do máy chủ do VNPT quản lý, chúng ta giao tiếp với nó qua phần mềm và đường truyền internet. Bỗng một hôm cá mập ngứa răng cắn cáp hoặc một số ngư dân cắt cáp đi đổi bia, đường truyền internet bị mất, chúng ta sẽ ko thể truy cập vào phần mềm, đồng nghĩa với công việc sẽ bị đình trệ.

Một vấn đề nữa là băng thông, khi lượng truy xuất vào máy chủ của VNPT ngày càng lớn, có thể lượng băng thông hiện tại sẽ ko đủ dùng, hiện tượng chậm, lag, thậm chí ko thể truy xuất được sẽ xảy ra. Việc nâng cấp băng thông có tốn thêm phí hay ko lại là do họ quyết định.

Thái độ:


Cuối cùng, đây là xu hướng công nghệ ko thể đảo chiều, ta hãy tập cách để thích nghi với nó. Sứ mệnh của phần mềm là giúp cho con người đơn giản hoá công việc thường ngày chứ ko phải điều ngược lại. Chẳng qua, bản thân phần mềm này còn chưa hoàn thiện và chúng ta chưa quen với công nghệ đó thôi.

(12/8/2016)