Tình chí

"Tố Vấn" nói:

Con người nếu nổi giận, khí ắt ngược lên trên, nặng thì huyết theo, khí đi ngược lên trên mà ói ra máu, hoặc sau ăn thì khí đi ngược lên, cho nên nói: "Giận thì khí thượng"

Mừng thì khí hòa thuận, tình chí thư thái, vinh vệ thông lợi, cho nên nói: "Mừng thì khí hoãn"

Đau buồn quá độ thì tâm hệ gấp, phế trướng to, khiến cho thượng tiêu không được tuyên thông, khí của vinh phận không được tản rãi ra, khí nhiệt uất ở trong lòng, cho nên nói: "Buồn thì khí tiêu"

Hàn thì tinh khí đi xuống, tinh khí đi xuống thì thượng tiêu bế tắc, thượng tiêu bế tắc thì khí vẫn ở hạ tiêu, gây cho hạ tiêu đầy tức, trên dưới không thông, cho nên nói: "Hàn thì khí thu"

Nhiệt thì tấu lý khai tiết, vinh phận đại thông, mồ hôi ra ngoài, bởi thế nói: "Nhiệt thì khí tiết"

Sợ thì lòng hồi hộp xao động như không nơi nương tựa, thần không nơi để về, suy xét sự việc cũng do dự không quyết định được, bởi thế nói: "Sợ thì khí loạn"

Lao động quá mức thì thở dốc, ra mồ hôi, bên trong cảm thấy thở dốc, bên ngoài thấy ra mồ hôi, khí bên trong và ngoài đều vượt quá mức thường, bởi thế nói: "Lao thì khí hao"

Suy nghĩ quá nhiều thì tâm tư thường để nơi sụ vật, tinh thần cũng quy tụ cùng một nơi, cho nên chính khí dừng lại không thể vận hành, bởi thế nói: "Tư thì khí tiết"