SARS-CoV-2

I. PHÂN LOẠI


Corona virus là một họ gồm 7 loại có thể gây bệnh ở người:

  • 4 loại (HCoV-229E, HCoV-NL63, HCoV-HKU1, HCoV-OC43) gây cúm mùa thông thường.

  • SARS-CoV gây dịch SARS năm 2003.

  • MERS-XoV gây dịch MERS năm 2014.

  • SARS-CoV-2 hiện đang gây bệnh COVID-19.


II. CẤU TRÚC:


  • Bên ngoài là lớp gai protein để gắn với tế bào vật chủ, rồi đến lớp lipid bao bọc vật liệu di truyền là 1 sợi RNA. Lớp lipid này có thể bị phá huỷ bởi xà phòng thông thường. (Rửa tay bằng xà phòng trên 20 giây).

cấu trúc virus corona

Cấu trúc virus SARS-CoV-2




III. ĐƯỜNG LÂY:


  • Trực tiếp từ các giọt bắn khi người bệnh ho, hắt hơi.

  • Gián tiếp khi tiếp xúc với bề mặt chứa virus do người bệnh phát tán ra. Khi ta chạm tay vào bề mặt đó rồi đưa tay lên miệng, mũi, mắt, virus sẽ xâm nhập vào cơ thể qua đường niêm mạc. Vì vậy việc rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn là điều tối quan trọng trong phòng bệnh.

  • Đường không khí: còn đang tranh cãi, virus có thể sống trong không khí 3h vì vậy nhiễm bệnh do hít phải không khí chứa virus là có thể xảy ra.

đường lây virus sars-cov-2

Những đường lây truyền virus SARS-CoV-2




IV. SỐNG DAI:


  • Không khí: 3h

  • Đồng: 4h

  • Giấy bìa cứng: 24h

  • Quần áo: 2 ngày

  • Thép không gỉ: 7 ngày



V. KHI HẮT HƠI:


  • Khi hắt hơi các giọt bắn có thể đi xa 8m, tốc độ 4.5m/s, tồn tại nhiều giờ trong không khí. (Cần đứng cách xa nhau tối thiểu 2m))

các giọt bắn có thể đi xa 8m khi hắt hơi

Các giọt bắn có thể đi xa 8m khi hắt hơi




VI. KHẨU TRANG:


  • Có thể lây trong thời gian ủ bệnh-không triệu chứng. Vì vậy việc đeo khẩu trang cho tất cả mọi người là điều cần thiết.

  • Tâm thế đeo khẩu trang là tự coi mình là người nhiễm không triệu chứng, đeo khẩu trang để bớt phát tán virus ra cộng đồng, bớt gây hoạ.

  • Vừa ngăn được nước bọt thối của mình bắn vào mặt người khác, cũng ngăn được nước bọt thối của thằng khác bắn vào mình.

  • Khẩu trang y tế, kể cả N95 đều là loại dùng 1 lần rồi bỏ, không có bất cứ khuyến cáo nào của nhà sản xuất về việc tái sử dụng khẩu trang. Giặt hay hấp sấy khẩu trang ở nhiệt độ cao đều phá huỷ cấu trúc ban đầu của lớp kháng khuẩn và lớp chống nước, lúc này tác dụng của khẩu trang kháng khuẩn chỉ ngang với khẩu trang vải đơn thuần.



VII. XÉT NGHIỆM:


Hiện có 2 loại xét nghiệm: test nhanh và RT-PCR.


1. Test nhanh: lấy máu tìm kháng thể (IgM/IgG).


  • Ưu điểm: phát hiện nhanh, cô lập được nguần lây.

  • Nhược điểm:

    Âm tính giả: khi người bệnh mới nhiễm virus - lượng kháng thể trong máu chưa cao, test không đủ độ nhạy để phát hiện ra, nếu người bệnh ở ngoài cộng đồng và có thể trở thành nguần lây.

    Dương tính giả: người bệnh đã bị nhiễm virus, cơ thể đã sinh ra kháng thể tiêu diệt virus và đã khỏi bệnh, nhưng kháng thể trong máu vẫn còn, người này không còn là nguần lây nữa. Hoặc test có thể cho kết quả dương tính do phản ứng chéo với kháng thể khác.


2. RT-PCR: tìm kháng nguyên của virus trong dịch mũi họng.


  • Xét nghiệm này phát hiện vật liệu di truyền của virus trong dịch mũi họng với độ nhạy cao, nhưng khồn cho biết virus có còn sống hay không.

  • Như vậy khi xét nghiệm RT-PCR (+) có 2 trường hợp xảy ra: bệnh nhân có virus hoạt động trong cơ thể hoặc bệnh nhân đã từng nhiễm virus, cơ thể đã tạo được kháng thể tiêu diệt virus và xác virus bị đẩy ra ngoài dịch mũi họng gây kết quả xét nghiệm (+).

  • Để chẩn đoán một người nhiễm Covid-19 cần cả yếu tố dịch tễ, triệu chứng lâm sàng và PT-PCR.



VIII: ĐIỀU TRỊ:


  • Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị triệu chứng là chính.

  • “Off-label” hiểu đơn giản là sử dụng thuốc ngoài chỉ định của thuốc, ví như thuốc amitriptylin là thuốc điều trị trầm cảm nhưng cũng được dùng trong điều trị đau dây thần kinh (chỉ định này ko có trong hướng dẫn sử dụng).

  • Mỹ, Hydroxychloroquine hay Chloroquine, (thuốc phòng và điều trị bệnh sốt rét) đang được dùng theo cách này để điều trị bệnh Covid-19, lượng mẫu còn nhỏ, chưa biết có tác dụng hay ko, bám víu lấy mọi thứ có thể, có còn hơn ko. Có điều Chloroquin dùng rất khó, liều độc và liều điều trị rất gần nhau, đặc biệt rất nguy hiểm khi người bệnh có bệnh nền tim mạch.

  • Vaccine phòng bệnh COVID-19 hiện đang ở pha 1 của giai đoạn thử nghiệm lâm sàng, chưa thể có trong năm nay.



IX: HẠN CHẾ GIAO TIẾP XÃ HỘI:


  • Chiến lược phòng chống sự lây lan virus SARS-CoV-2 của các quốc gia đã tiệm cận nhau, cố gắng xét nghiệm trên diện rộng, phát hiện sớm và cô lập nguần lây, hạn chế giao tiếp xã hội.

  • Hạn chế giao tiếp xã hội (Social distancing) giờ chuyển thành giãn cách xã hội (Physicyal distancing), các chuyên gia khuyên người dân nên ở nhà, hạn chế tối đa di chuyển, đứng cách xa nhau tối thiểu 2m.

  • Giãn cách xã hội sẽ hạn chế lây lan virus SARS-CoV-2 ngoài cộng đồng, làm phẳng đường cong, hạ thấp đỉnh dịch xuống dưới ngưỡng chịu tải của hệ thống y tế.

  • Khi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vaccine phòng bệnh thì giãn cách xã hội là phương pháp tốt nhất để hạn chế sự lây lan virus SARS-CoV-2, hạ thấp đỉnh dịch đến mức thấp nhất có thể để hệ thống y tế có thể chịu đựng được.


can thiệp giãn cách xã hội để hạ thấp đỉnh dịch

Đỉnh dịch khi có can thiệp y tế và khi không có can thiệp y tế



X. KHẢ NĂNG KIỂM SOÁT


  • RỬA TAY

  • ĐEO KHẨU TRANG

  • GIÃN CÁCH XÃ HỘI