Nhất lý thiên nhân

Nghĩa là:

"Trời với người cùng một cái lý trong vấn đề âm dương"

Âm dương có thương sinh thì mới tương tiếp. Âm dương có tương khắc thì mới tương thành.

Ví dụ: Cái hỏa của trời có thâm tàng ở dưới nước và đất thì cái hơi nước ở hồ ao mới huân chưng; cái hỏa của trời có nóng ấm ở trong đất thì bên ngoài đất mới thanh hỏa. Cũng như Nguyên dương (hỏa) ở Đan điền của con ngời có đóng kín thì cái hỏa mới không bốc lên đầu mặt; Tỳ thổ ở trung châu của con người có đầy đủ thì cái hỏa mới không phi việt ra ngoài.

Vậy ta thấy rõ nghĩa chữ "âm bình, dương bí", nghĩa là âm có bình hòa thì dương mới kín mịn, cũng như dương có kín mịn thì âm mới bình hòa. Thật là chí lý.

(Đan điền đây là nói ở dưới rốn độ 10 phân tây, nơi nam tử tàng tinh, nữ tử tử cung)

(Trích: Đông y số điển - Tập nhất - Định Ninh LÊ ĐỨC THIẾP)