Tạng Tâm

Tâm chủ huyết mạch, thần cư trú trong huyết mạch, bệnh tâm ở khí thì ợ hơi, ở dịch là mồ hôi. Tâm khí hư thì sinh tinh thần buồn rầu. Tâm khí thực thì thần khí có thừa, hay cười không dứt.

Tâm tàng thần, kinh sợ hoặc suy nghĩ quá độ sẽ tổn thương tâm thần, thần bị tổn thương gặp sự cố thì sợ hãi, mất đi khả năng tự chi phối mình, bắp thịt gầy gò, da lông gầy khô, sắc mặt không bóng bẩy, tới mùa đông lúc thủy vượng, bệnh tình nghiêm trọng hơn, thậm chí tử vong.

Tố vấn nói:

Tâm ở thanh thì cười, ở biểu hiện của bệnh biến là lo lắng, ở sự biến động của tình chí là mừng, vui mừng quá độ ắt tổn thương đến tâm

Cửu quyển và Tố vấn lại nói:

Tinh khí hợp với tâm thì mừng. Hoặc nói: Tâm khí hư thì buồn, buồn ắt ưu sầu, tâm khí thực thì cười không thôi, cười ắt là vui.

Tâm và Phế, Tỳ và Tâm, ở trên tình chí là tán thành lẫn nhau, cho nên mừng tuy phát ở Tâm nhưng hình thành ở Phế, sự suy nghĩ tuy phát ở Tỳ mà hình thành ở Tâm, nếu vượt quá mức độ nhất định, thì cả 2 tạng đều bị tổn thương. Những kinh văn này đã nói rõ quan hệ giữa chúng không có sai lầm.